top of page

Bắt đầu Tư Duy Hệ Thống

Kết nối cùng đội ngũ Coach Trường Cốt Chinh

3 Sai Lầm Khi "Tìm Đường" Làm Coach Chuyên Nghiệp

Updated: May 20, 2024




Bài viết này dành cho những ai đang muốn trở thành Coach chuyên nghiệp, hoặc hiểu rõ hơn về nghề Coach.


“Tính đến nay hơn 1 năm, em đã tích luỹ đủ 100h coach có tính phí rồi chị ạ”!

Hôm nọ mình nhắn tin với chị bạn học cùng khoá Coach năm ngoái như thế, trong lòng có chút tự hào nhưng ấy vậy cũng nghĩ về những sai sót về tư duy mà bản thân nhận ra trên hành trình coach chuyên nghiệp.


Dưới đây, Hiệp chia sẻ 3 sai lầm tư duy của mình trên trải nghiệm cá nhân, có thể không đúng hết với các Coach khác, nhưng cũng chân tình góp một góc nhìn tham khảo tới những ai đang dự định hay đang đi trên con đường Coach chuyên nghiệp.


SAI LẦM SỐ 1. CỨ CÓ CHỨNG CHỈ COACH THÌ TRỞ THÀNH COACH

Trước nghĩ Coach chuyên nghiệp là cần có chứng chỉ quốc tế là đủ. Sau nhận ra, khi có hợp đồng trả phí với khách hàng đầu tiên, đó mới là ghi nhận giá trị nhất cho sự chuyên nghiệp. Bằng cấp dù là bên nào cấp, đó là một điều kiện quan trọng bước đầu. Quan trọng nhất vẫn là việc làm của mình tạo được giá trị cho người khác, và vì thế người khác tin tưởng và hợp tác – họ đáp trả lại bằng những khoản đầu tư. Ai thực hành coach hay biết về coach đều hiểu,


Coaching là một công việc thực hành nhiều dựa trên cảm xúc, sự lắng nghe, sự thấu cảm, sự nhạy bén trong tư duy. Vậy nên chứng chỉ Coach quan trọng, nhưng thời điểm nào để lấy chứng chỉ với mỗi người sẽ có sự phù hợp khác nhau.


Bằng chứng trên trải nghiệm:

  • Hồi đầu mình có chứng chỉ ICF, rất nhiều người khác cũng có. Chưa biết làm gì để tạo sự khác biệt, show certificate cũng chỉ dừng lại ở những comment chúc mừng. Bất ngờ là, Hợp đồng đầu tiên tới từ chị học cùng khoá Coach đầu tư cho con trai. Vì sao? Vì chị tin tưởng vào năng lực hướng nghiệp của mình – điều mà mình có trước đó.

  • Trong khoá học Coaching tư duy hệ thống (không cấp chứng chỉ toàn cầu, chỉ chia sẻ trên kinh nghiệm cá nhân), sau 1 tháng học, một học viên của Hiệp đã có hợp đồng đầu tiên. Kì lạ là giá trị của buổi coach học viên này đem lại, ít nhất về phương diện giá cả trên thị trường cao hơn trung bình của một người Coach chuyên nghiệp mới hành nghề (cụ thể thế nào về thị trường Coach, ai học Coach 1:1 Hiệp mới chia sẻ được).

  • Kết: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, có chứng chỉ quốc tế cũng tốt. Nhưng cũng phải nhìn nhận nội lực và trí tuệ người Coach tự biết vun đắp và bồi dưỡng quan trọng hơn rất nhiều. Trang bị chứng chỉ để nghĩ có thể hành nghề được luôn là tư duy đầu vào. Tư duy đầu ra là biết tương tác với khách hàng tiềm năng trước nhất, học cơ bản để hiểu về Coach và ứng dụng thực hành đủ nhiều. Khi có khách hàng rồi, biết mình phù hợp với nghề Coach rồi, thì sẽ xem xét được rõ có nên đi học bổ sung chứng chỉ Coach hay không.


Biết rằng mỗi người sẽ có một con đường, nhưng dù bạn chọn thực hành Coach trước khi có chứng chỉ hay ngược lại thì mấu chốt của việc là học vẫn để hiểu hơn chính mình chứ không phải xa rời giá trị cốt lõi của mình, không phải thêm kiến thức vào và để đấy, mà biết vận dụng để hệ thống lại tất cả những tri thức bên trong. Đó cũng là lý do Cốt Chinh ra đời, đó cũng là lý do vì sao, HỌC COACHING PHẢI CÓ TƯ DUY HỆ THỐNG.


Đây Bài viết đầu tiên về sai lầm đầu tiên trong tư duy khi làm Coach của Hiệp. Sai lầm không phải việc học để lấy chứng chỉ. Vẫn rất biết ơn những người thầy Coach chia sẻ với mình hành trình của họ. Sai lầm là ở tư duy cục bộ, khi nghĩ rằng có chứng chỉ là coach chuyên nghiệp.


Hai phần tiếp theo của serie này:

SAI LẦM SỐ 2. COACH KHÔNG CẦN COACH

SAI LẦM SỐ 3. COACH PHẢI ĐI TÌM KHÁCH HÀNG


* Trải nghiệm Coach Tư duy hệ thống 1:1 cùng Thầy Hiệp : https://forms.gle/RSoRQGgb6KU6Sgi17

*Với những ai đang muốn trở thành Coach chuyên nghiệp, mỗi tháng Hiệp sẽ nhận đào tạo 1 học viên và đồng hành cùng học viên tới khi có hợp đồng trả phí ít nhất bằng học phí. Liên hệ 0936426093


Kết nối với Trường Cốt Chinh

Những nền tảng cốt lõi Hiệp ứng dụng trong quá trình Coaching: “Tinh thần Hệ Sinh Thái Cấy Nền. Tư Duy Hệ Thống. Thiền Hiểu Biết."

Comments


bottom of page